5 thông tin cần biết khi bảo trì thang máy

5 thông tin cần biết khi bảo trì thang máy

Các tòa nhà cao tầng được xây dựng đồng nghĩa với việc có thêm hệ thống thang máy cần được lắp đặt nhằm phục vụ cho cộng đồng sinh sống, làm việc tại đây. Theo đó, để đảm bảo chất lượng cuộc sống của cư dân cũng như tính an toàn và ổn định của thiết bị. Công tác bảo trì thang máy cần phải được tiến hành thường xuyên và đảm bảo chất lượng nhất.

1. Công tác bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy là công việc cần được tiến hành định kỳ, thường xuyên, cẩn thận theo từng thời điểm nhất định để giúp thang máy vận hành trơn tru ổn định. Ngoài ra, công tác bảo trì, bảo dưỡng thang máy còn giữ gìn độ bền cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì công tác bảo trì bảo dưỡng sẽ quyết định tới 50% chất lượng trải nghiệm, sử dụng thiết bị thang. Do đó, khi tiến hành bảo trì thang máy cần hết sức cẩn thận đòi hỏi người bảo trì phải có chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bảo trì thang máy để giúp thang máy vận hành trơn tru ổn định

✍ Xem thêm: Tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy

2. Tại sao cần bảo trì thang máy?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018 /BLĐTBXH về An toàn lao động đã quy định đối với thang máy gia đình như sau: “Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng/ lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra”. Vậy nên việc bảo trì còn cần tuân thủ theo đúng QCVN 32:2018 /BLĐTBXH và khuyến cáo của chuyên gia là nên tiến hành định kỳ 01 tháng/lần.

Ngoài ra, thang máy là thiết bị di chuyển lên cao dành cho con người chính vì vậy nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng, thiết bị cần được bảo dưỡng nhằm tránh xảy ra các trục trặc, sự cố ngoài ý muốn cũng như giúp thang máy luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất. Bên cạnh việc bảo trì để phòng ngừa hư hỏng, thì công tác bảo trì còn có mục đích phát hiện những trục trặc và sửa chữa các trục trặc, nguy hiểm đó.

3. Khi nào tiến hành bảo trì thang máy?

  • Đối với những thang máy hoạt động từ 2 – 10 năm, quy định về bảo trì thang máy thông thường là 2 tháng/lần hoặc cũng có thể ngắn hơn tùy theo tình trạng thực tế của thang máy.
  • Đối với các loại thang máy đã hoạt động trên 10 năm thì bắt buộc phải sửa chữa bảo trì thang máy 1 tháng/lần để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Nếu cần thiết phải thay mới thiết bị hoặc linh kiện thì cũng cần thực hiện sớm để thang máy vận hành thuận lợi và an toàn.
  • Thang máy thương mại là những thang máy được lắp đặt ở chung cư, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng, thang máy chuyên dụng dùng để vận chuyển hàng hóa,… Đây là những thang máy phải hoạt động với tần suất cao và tải trọng lớn. Vì vậy quy trình bảo trì thang máy cần được thực hiện thường xuyên để hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Đối với thang máy dân dụng là những thang máy được lắp trong nhà riêng hoặc các tòa nhà văn phòng nhỏ. Do lưu lượng người sử dụng tương đối thấp, trọng tải cũng không quá lớn nên tần suất bảo dưỡng thang máy gia đình hợp lý là 2 tháng/ lần.

Bên cạnh việc xác định và thực hiện công việc bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ, người sử dụng cũng cần phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của thang máy có đảm bảo được quy định trong Tiêu chuẩn an toàn Việt Nam hay không. Cụ thể như sau:

  • Thang máy phải được kiểm định định kỳ 3 năm/ lần sau khi được cấp phép để hoạt động.
  • Đối với thang máy đã sử dụng từ 10 – 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ theo quy định là 2 năm/lần.
  • Đối với các thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì bạn phải kiểm định sản phẩm 1 năm/lần.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ tại các tòa nhà theo đúng quy định 

4. Quy trình bảo trì thang máy

Quy trình bảo trì thang máy sẽ có sự khác nhau nhất định theo cấu tạo của từng loại thang máy. Tuy nhiên, nhìn chung công việc này vẫn được thực hiện thông qua 5 bước cơ bản giống nhau.

►Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy

Các công việc cần làm gồm có:

  • Kiểm tra nguồn điện áp đầu vào và các thiết bị đóng, ngắt nguồn điện
  • Các thiết bị điện trong hộp tủ điều khiển, rơ le, aptomat, quạt gió,…
  • Vặn chặt lại các vít kẹp ở đầu dây điện với cầu đấu và thiết bị điện
  • Kiểm tra lại chế độ nạp điện của bộ hộp cứu hộ và sự hoạt động của má phanh trái của động cơ
  • Kiểm tra, điều chỉnh lại phần khe hở của má phanh khi thang máy không làm việc
  • Kiểm tra lại mức dầu và lượng dầu trong hộp giảm tốc
  • Đánh giá độ kín và khít của dầu của cổ trục
  • Kiểm tra tình trạng của bộ phận puly và cáp thép
  • Kiểm tra bộ hãm tốc độ, lẫy cơ, công tắc điện, cáp thép và mặt sàn trong phòng máy
  • Kiểm tra hệ thống ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng, cửa ra vào và ổ khóa cửa.

► Bước 2: Kiểm tra bộ phận giếng thang và phần trên cabin

► Bước 3: Kiểm tra phần đáy giếng thang và ở dưới cabin

► Bước 4: Kiểm tra, bảo dưỡng bên trong cabin

► Bước 5: Kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài của từng tầng

Lưu ý: Trong quy trình bảo trì thang máy cần kiểm tra chi tiết các bộ phận, linh kiện cần thay thế. Cụ thể cần ghi rõ chủng loại, số lượng, tình trạng hư hỏng và các lỗi kỹ thuật để thay thế, sửa chữa đúng cách.
Bảo trì thang cần tuân thủ theo đúng QCVN 32:2018 /BLĐTBXH và nên tiến hành định kỳ 01 tháng/lần

5. Chi phí bảo trì thang máy

Hiện nay, chi phí bảo trì thang máy tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá bảo trì thang máy ở các dịch vụ bảo dưỡng thang máy gồm có:

  • Nguồn gốc xuất xứ của từng loại thang máy: Do mỗi thương hiệu sản phẩm sẽ có sự khác nhau nhất định về cấu tạo, linh kiện nên chi phí cũng sẽ khác nhau.
  • Tải trọng của thang: Tải trọng càng lớn thì phí dịch vụ càng cao.
  • Thiết bị: Chi phí bảo trì, bảo dưỡng của các loại thang máy nhập khẩu sẽ cao hơn do có yếu tố độc quyền trong linh kiện, phí bảo trì thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiết bị phân phối.
  • Loại thang máy: Các loại thang máy thương mại, dịch vụ có tần suất hoạt động và tải trọng lớn thì chi phí sẽ cao hơn. Vì vậy phí bảo trì thang máy chung cư luôn cao hơn giá dịch vụ bảo trì thang máy gia đình.
  • Vị trí lắp đặt sản phẩm: Thang máy ngoài trời thường xuyên chịu tác động bởi môi trường, nhiệt độ nên kỹ thuật bảo trì cũng khó khăn, phức tạp hơn. Do đó thời gian và chi phí thực hiện sẽ khác với thang máy trong nhà.

Trên đây là 5 thông tin cần biết liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng thang máy. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Quý khách liên hệ qua Hotline miễn cước 1800.6083 và email vnce@vnce.vn để nhận hỗ trợ nhanh nhất!

0938 685 774