Bảo trì thang máy gia đình và những điều cần biết

Bải trì thang máy gia đình và những điều cần biết

Tỷ lệ quyết định chất lượng của thang máy theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành là 50-50. 50% đến từ chất lượng linh kiện, thiết bị và 50% là dịch vụ bảo trì sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm. Những thông tin về bảo trì thang máy gia đình này rất có thể sẽ hữu ích với bạn.

1. Tại sao cần bảo trì thang máy?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình có quy định rõ: “Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.” Quá trình sử dụng thang máy cần tuân thủ đúng theo quy chuẩn trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các chuyên gia thang máy còn khuyến cáo nên bảo trì định kỳ 01 tháng một lần.

Ngoài ra, thang máy là thiết bị di chuyển gắn liền với an toàn con người, vì thế việc bảo trì thang máy hướng đến kiểm tra toàn bộ thang máy, đảm bảo các thông số đạt chuẩn, để thang luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất, tránh các hỏng hóc có thể phát sinh, đề phòng các sự cố liên quan đến an toàn sử dụng.

Cảnh báo thang máy đang được bảo trì

2. Quy trình bảo trì

Quy trình bảo trì thang máy chuyên nghiệp phải thực hiện như sau:

– Với trường hợp của những thang máy đặc biệt, việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo yêu cầu bắt buộc của nhà sản xuất.

– Theo đó, quy trình cần được thực hiện đồng bộ, đầy đủ các bước:

1. Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy
2. Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
3. Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin
4. Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin
5. Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
6. Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối
7. Chạy thang máy để kiểm tra các thiết bị an toàn
8. Kiểm tra lần cuối và xác nhận vào biên bản bảo trì

3. Chất lượng bảo trì

Kỹ thuật được đào tạo bài bản: Nên tìm những công ty thang máy cung cấp toàn bộ các đội ngũ từ khâu lắp đặt đến vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm. Công ty bảo trì thang máy uy tín sẽ có quy trình bảo trì thang máy chi tiết, toàn bộ các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và định kỳ bởi các chuyên gia kỹ thuật đến từ Việt Nam và nước ngoài. Và kỹ thuật viên phải có chứng chỉ đào tạo.

Dụng cụ, trang thiết bị kiểm tra bảo trì đầy đủ: Để công tác bảo trì thang máy đầy đủ, trọn vẹn thì các kỹ thuật viên phải thực hiện kiểm tra, đo lường với đầy đủ các thiết bị máy đo, đồng hồ,… các dụng cụ, thiết bị bảo trì đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

4. Những lưu ý quan trọng

Đảm bảo an ninh – an toànKhi chúng ta thuê dịch vụ bảo trì thang máy, đồng nghĩa với việc xuất hiện người lạ trong nhà là điều lo ngại thường trực đối với gia chủ. Bởi vậy, một số gợi ý sau sẽ hạn chế được những rủi ro cho chính gia đình bạn.

– Thuê dịch vụ thang máy của đơn vị có năng lực, uy tín cao.

– Sắp xếp người giám sát quá trình làm việc của kỹ thuật viên.

– Kỹ thuật viên thực hiện công việc bảo trì cần có đầy đủ những yêu cầu cơ bản nhất: Thẻ nhân viên kèm phiếu giao việc của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có đóng dấu; trang phục và đồ bảo hộ đầy đủ; yêu cầu xuất trình căn cước công dân để đối chiếu khớp với các giấy tờ giao nhiệm vụ hay không. Nếu gia chủ nghi ngờ, cần xác minh ngay thông tin với đơn vị cung cấp dịch vụ trước khi cho kỹ thuật viên vào nhà.

Trong thời gian tới, khi Nhà nước yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ hành nghề (đối với nghề liên quan đến an toàn, sức khỏe,…), yêu cầu nhân viên kỹ thuật xuất trình chứng chỉ hoặc có thể quét mã QR để kiểm tra, đối chiếu về nhân thân, về công việc bảo trì, sửa chữa trên hệ thống quản lý dữ liệu.

Yêu cầu thử tính năng cứu hộ thang máy: Chức năng cứu hộ tự động (ARD – Automatic Rescue Device) là một chức năng an toàn bắt buộc phải có, đề phòng trường hợp đột ngột mất điện thang máy đưa cabin về tầng gần nhất để người dùng thoát ra ngoài. Nhưng trên thực tế thì thiết bị này có thể bị hỏng, ắc quy hết điện,… nhưng gia chủ không biết. Muốn kiểm tra chức năng này có hoạt động bình thường hay không, khi nghiệm thu bảo trì phải yêu cầu kỹ thuật viên cắt điện đột ngột thực hiện trường hợp giả định, xem cabin có được đưa về tầng gần nhất hay không.

Những thang máy tối tân, hiện đại còn tích hợp hệ thống SRS (Self Rescue System- Hệ thống tự cứu hộ) phòng khi mất điện, bộ cứu hộ ARD hỏng thì người đi thang có thể ấn nút SRS để tự giải thoát mà không cần trợ giúp. Để kiểm tra hệ thống này, bạn giả định mất điện đồng thời yêu cầu ngắt điện của bộ cứu hộ tự động (ARD) để nhất nút SRS trong cabin xem cabin có tự về tầng gần nhất bình thường không.

Yêu cầu thử hệ thống cứu hộ khẩn cấp: Thang máy tiêu chuẩn có hệ thống liên lạc nội bộ (Intercom) nhằm đảm bảo liên lạc 3 điểm: Người trong cabin, người ở ngoài phòng trực và tủ điện phòng máy. Hệ thống này chỉ hữu hiệu với thang máy công cộng luôn có người qua lại hay có bảo vệ thường trực. Nhưng đối với thang máy gia đình thì hệ thống này ít hiệu quả khi người ở nhà một mình sử dụng thang bị nhốt thì có gọi cũng không có ai nghe.

Để khắc phục tình trạng này, gần đây một số hãng thang máy đã cung cấp hệ thống gọi khẩn cấp Emcall (Emergency Call) Hệ thống này có thể thực hiện chức năng:

– Tự động gửi lỗi về trung tâm dịch vụ bằng tin nhắn.

– Khi người đi thang bị nhốt một mình thì chỉ cần ấn vào nút Emcall trong cabin thì cuộc gọi được tự động chuyển đến 5 số điện thoại do bạn tùy ý lựa chọn để cài đặt (ví dụ: 3 số người nhà, 2 số tổng đài của bên cung cấp dịch vụ, hay cứu hộ 114). Ngay khi bạn nhấn nút, hệ thống Emcall sẽ tự động quay số thứ nhất, nếu không có người bắt máy sau 10s (hoặc theo thời gian cài đặt) sẽ tự động chuyển sang số thứ 2 và lặp lại cho đến khi có người nhấc máy và đến cứu hộ.

Đèn chiếu sáng khẩn cấp, quạt thông gió: Khi mất điện bắt buộc quạt thông gió và đèn chiếu sáng khẩn cấp trong cabin phải hoạt động tối thiểu 30’ để đảm bảo ánh sáng và lưu thông không khí. Do vậy, bạn yêu cầu kỹ thuật viên sau khi bảo trì xong phải cho bạn kiểm tra chức năng này bằng cách đứng trong cabin và cắt điện tổng để xem tình trạng của hệ thống.

Biên bản bảo trì và hạn kiểm định: Sau khi kết thúc buổi bảo trì, bạn yêu cầu kỹ thuật viên trình lại biên bản để kiểm tra, nếu bạn hài lòng với tất cả các hạng mục công việc mới tiến hành ký xác nhận. Bạn hoàn toàn có quyền chất vấn về những nội dung công việc và tình trạng trong biên bản.

5. Các rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ bảo trì thang máy gia đình

Rủi ro về an toàn lao động: Người sử dụng thang máy tại nhà riêng cần chủ động tìm hiểu các thông tin về quy trình, tạo điều kiện lao động đầy đủ để đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên dịch vụ thực hiện cũng như tránh các tình huống thành viên trong gia đình mất an toàn như: thông báo tới gia đình về thời gian lắp đặt, bảo trì; kiểm tra quy trình, tiến độ thực hiện; kiểm tra thông tin cá nhân của nhân viên;…

Rủi ro kẻ gian đột nhập: Các nhân viên, kỹ thuật viên từ các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi đến nhà riêng thực hiện bất kì công tác gì thì gia chủ đều cần đề cao tính cảnh giác. Đặc biệt là với dịch vụ thang máy khi nhân viên làm việc trong không gian kín trong thang máy, có sự di chuyến lên xuống suốt dọc toà nhà mang đến nhiều nguy cơ về trộm cắp tài sản.

Quá trình làm việc trong không gian kín, di chuyển suốt dọc toà nhà có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Rủi ro khi lựa chọn sai bên cung cấp dịch vụ: Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy đều liên quan trực tiếp đến an toàn trong quá trình sử dụng, thế nên việc lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có năng lực là điều cần thiết. Việc này cũng nhằm tránh các rủi ro phát sinh từ năng lực hạn chế của các công ty làm ăn nhỏ lẻ, chộp giật không đáp ứng được các yêu cầu của công việc có đặc thù kỹ thuật cao này. Một số rủi ro có thể kể đến như:

– Nhân sự tay nghề kém

– Không có quy trình đào tạo về văn hoá, phẩm chất và năng lực chuyên môn

– Khả năng dự trù linh kiện, thiết bị thay thế dự phòng

– Phạm vi bao quát dịch vụ hạn hẹp, thiếu nhân lực ứng trực sự cố, các dịp lễ tết gần như không đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của khách hàng

Rủi ro từ việc thuê nhân viên ngoài công ty: Có không ít đơn vị cung cấp sản phẩm thang máy nhỏ lẻ, không có khả năng bao quát dịch vụ nên khi lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thì thuê nhân viên ngoài công ty. Việc này cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể khiến gia chủ phải chịu tổn thất nghiêm trọng:

– Năng lực không đảm bảo, có thể dẫn đến “chữa lợn lành thành lợn què”, thiệt hại khó lường

– Phán “bệnh” lung tung nhằm trục lợi từ việc thay thế linh kiện, thiết bị

– Đánh tráo các linh kiện, thiết bị chất lượng thành các sản phẩm không đảm bảo

– Không có tính cam kết bảo hành dịch vụ

Thang máy cần có có tính đồng bộ sản phẩm cao từ nhà sản xuất. Nếu như không được thay thế linh kiện, thiết bị chính hãng thì có thể dẫn đến việc thang hoạt động không ổn định, thiếu an toàn.

Nội dung bảo trì thang máy vô cùng quan trọng đối với chất lượng vận hành và tuổi thọ của thang, vì vậy, khách hàng cần lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ uy tín, có quy trình bảo trì thang máy cụ thể, rõ ràng.

6. Các hình thức bảo trì thang máy của Thang Máy Phương Đông

1. Bảo trì thang máy tiêu chuẩn

Thang máy Phương Đông chịu trách nhiệm sửa chữa thang máy theo chế độ bảo dưỡng của công ty. Việc thay thế thiết vị vật tư sẽ triển khai theo 2 phương án như sau:

+ Chi phí linh kiện vật tư không vượt quá 100.000 VND (trừ thiết bị đèn chiếu sáng). Thang Máy Phương Đông sẽ thay thế miễn phí cho khách hàng.

+ Chi phí linh kiện vật tư vượt quá 100.000 VND, Thang máy Phương  Đông sẽ báo cáo tình trạng hư hỏng và báo giá thiết bị vật tư cho khách hàng. Khi khách hàng đồng ý phương án, nhân viên sẽ sửa chữa thay thế theo như phương án đề xuất.

2. Bảo trì thang máy toàn diện

Sẽ thực hiện sửa chữa đảm bảo cho thang máy hoạt động liên tục không ảnh hưởng tới việc kinh doanh của khách hàng. Không thu phí khi thay thế bất kỳ linh kiện vật tư nào (trừ trường hợp khách hàng sử dụng thang máy sai quy cách làm hư hỏng thiết bị)

Kiểm tra toàn diện mỗi tháng một lần, những hạng mục bảo dưỡng:

  1. Kiểm tra và làm sạch bố thắng, tang thắng và càng thắng.
  2. Kiểm tra và điều chỉnh bộ chọn tầng, công tắc tầng.
  3. Kiểm tra độ lệch tầng, gia tăng tốc, giảm tốc, độ giật và điều chỉnh hoặc thay thế những bộ phận cần thiết để đảm bảo tiện nghi sử dụng.
  4. Kiểm tra tất cả các bạc đạn, mức dầu của hộp số, dầu ron, phếch, động cơ, hộp số khi nhiệt độ tăng bất thường và thay thế nếu cần.
  5. Kiểm tra các đầu dây của tủ điều khiển.
  6. Kiểm tra relay, các tiếp điểm và các hoạt động của chúng.
  7. Kiểm tra chức năng của chuông báo động, đèn cabin và intercom.
  8. Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của công tắc cửa, cơ cấu đóng mở cửa.
  9. Kiểm tra điều kiện các chân vách formica.
  10. Lau chùi cửa cabin, cửa tầng, sill cửa, bánh đà, cáp chính, các đầu đối trọng nếu có và áp dụng chế độ bảo dưỡng những nơi cần thiết.
  11. Kiểm tra các nút điều khiển, đèn báo tầng, đèn cabin, nút gọi tầng ở những nơi cần thiết.
  12. Kiểm tra hoạt động các thiết bị quá tải và các thiết bị cân bằng nếu có.
  13. Kiểm tra và châm đầy các hộp bôi trơn rây.
  14. Bôi trơn buli căng governor, điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng thang đi êm ái.
  15. Kiểm tra bộ phận nguồn dự phòng và châm đầy nước bình.
  16. Vệ sinh hố thang, công tắc, các bộ phận và phụ tùng lắp trong hố thang.

7. Chọn lựa đơn vị bảo trì thang máy uy tín 

Việc lựa chọn đơn vị bảo trì thang máy khá quan trọng, ảnh hưởng tới thang máy của bạn có hoạt động tốt hay không, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hãy lưu ý các tiêu chí sau khi lựa chọn đơn vị bảo trì.

1. Thời gian có mặt tại công trình khi được báo sự cố

Nhân viên đến bảo trì thang máy nhanh, giúp bạn hạn chế được những thiệt hại trong thời gian thang máy không hoạt động.

2 .Tần suất phát sinh sự cố sau khi đã bảo trì

Sau khi bảo trì xong mà thang máy vẫn phát sinh sự cố với tần suất liên tục thì hãy cân nhắc lại đơn vị bảo trì đó.

3. Thời gian khắc phục sự cố khi

Đơn vị bảo trì nhiều kinh nghiệm sẽ không mất quá nhiều thời gian để khắc phục sự cố

4. Độ tin cậy của đơn vị bảo trì

Việc tìm kiếm đơn vị bảo trì hay xem qua thông tin phản hồi tư khách hàng của đơn vị đó để xem chất lượng làm việc của họ.

8. Chi phí bảo trì thang máy toàn diện 

Hiện tại chi phí bảo trì thang máy đối với thang máy liên doanh dao động từ 400.000 vnđ đến 800.000 vnd một lần. Để tiết kiệm chi phí, khách hàng có thể ký hợp đồng bảo trì theo năm để giảm chi phí bảo trì hàng tháng. Thang máy Phương Đông với đội ngũ nhân viên bảo trì nhiều kinh nghiệm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí làm hài lòng khách hàng

Bên cạnh đó Thang Máy Phương Đông còn cung cấp các dịch vụ khách

  • Cải tạo thang máy
  • Sửa chữa thang máy

0938 685 774